Bạn đã đặt rất nhiều suy nghĩ, thời gian và nỗ lực để lên kế hoạch sự kiện của bạn. Nhưng bạn đã bao giờ bỏ nhiều suy nghĩ vào mẫu đăng ký sự kiện của bạn? Bạn có biết rằng ít nhất một phần ba cá nhân sẽ từ bỏ tham gia sự kiện nếu quá trình đăng ký quá dài dòng và rườm rà?
Nó sẽ là một sự xấu hổ khi đã đặt quá nhiều nỗ lực vào việc lên kế hoạch sự kiện của bạn và để mất một lượng lớn khách vào thời điểm đăng ký.
Dù bạn là người sử dụng dịch vụ tổ chức sự kiện hay người tổ chức sự kiên, trong bài này, chúng tôi sẽ giúp bạn tối ưu hoá mẫu đăng ký tham gia sự kiện của mình để số lượng khách tham dự.

1. XÂY DỰNG TRANG ĐĂNG KÝ SỰ KIỆN

Bạn có thể tối ưu hóa trang đăng ký sự kiện bằng các cách sau:
– Thể hiện nội dung chính của sự kiện thật hấp dẫn và ngắn gọn
– Nêu rõ giá trị và lợi ích của sự kiện
– Sử dụng hình ảnh hoặc video về khâu chuẩn bị
– Thêm liên kết truyền thông để khách tham dự có thể liên hệ khi cần
Tối ưu hóa trang đăng ký sẽ là điểm nhấn gây sự chú ý cho khách mời.

2. THIẾT LẬP MẪU ĐĂNG KÝ SỰ KIỆN

Bạn cần một mẫu đăng ký sự kiện sao cho đơn giản nhất. Các công ty dịch vụ tổ chức sự kiện hiện nay, họ đều đề cao những thông tin cần thiết để kiểm tra thông tin khách khi tham gia sự kiện, ngoài ra họ không cần tạo quá nhiều mục thông tin thừa khác. Tất nhiên rằng, ít ai muốn công khai quá nhiều thông tin cá nhân. Có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa số mục điền thông tin trên mẫu đăng ký và số lượng người tham gia đăng ký.
Sử dụng bốn mẹo tối ưu hoá này để tăng tỷ lệ khách tham dự cho kế hoạch sự kiện của bạn:

Thứ nhất, xây dựng lòng tin:

Một trang web chuyên nghiệp, được thiết kế hoàn hảo sẽ tạo lòng tin cho khách mời. Chứng năng tư vấn trực tiếp sẽ khuyến khích khách mời đặt câu hỏi khi có thắc mắc, điều này giúp tăng tỷ lệ đăng ký tham gia sự kiện.

Thứ hai, mẫu đăng ký ngắn gọn, súc tích:

Khuyến khích đi theo cách tiếp cận tối giản. Người đăng ký sẽ có thể thấy khó chịu khi bạn yêu cầu quá nhiều thông tin từ họ. Những thông tin bạn thực sự cần là tên và địa chỉ email hay số điện thoại.
Nếu việc đặt chỗ tham gia có tính phí (chi phí mà bạn bỏ ra trả cho nhà cung cấp), bạn cần đặt thêm một số câu hỏi khác (ví du: “Nhóm của bạn tham gia bao nhiêu người?”, “Ngày cụ thể bạn có thể tham gia được” đối với các sự kiện diễn ra trong nhiều ngày, ….).
Các thông tin về công ty hay vấn đề khác bạn có thễ lấy thông tin trong khi sự kiện diễn ra.

Thứ ba, tối ưu hóa mục đăng ký:

Cách bày trí các mục trên mẫu đăng ký sự kiện trực tuyến của bạn ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành đăng ký của khách mời. Đừng đặt quá nhiều câu hỏi, nên để khách lựa chọn các đáp án có sẵn. Đây không là nơi để bạn thể hiện sự sáng tạo, vì vậy hãy sử dụng cách bày trí truyền thống (nền trắng, chữ đen, font chữ cơ bản, ko màu sắc sặc sỡ.

Thứ tư, tối ưu hóa hình ảnh:

Sử dụng ảnh có chất lượng cao (hoặc vừa đủ) với kích thước phù hợp cho trang đăng ký. Không sử dụng các hình ảnh kém chất lượng, bị nhòe, vỡ nét.
Sau khi thực hiện tối ưu hóa mẫu đăng ký sự kiện trực tuyến, kết quả của bạn nhận được là gì? Chia sẻ câu chuyện của bạn ở bên dưới nhé.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Nếu còn thắc mắc trong việc lập kế hoạch sự kiện hãy liên hệ cho chúng tôi – Event Sài Gòn.