Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các lễ hội truyền thống nổi tiếng độc đáo có một không hai trên thế giới.

5. SONGKRAN

Tại Thái Lan, lễ kỷ niệm năm mới được gọi là Songkran – lễ hội té nước. Ngày chính thức bắt đầu lễ hội sẽ thay đổi theo mỗi năm tùy thuộc vào Phật lịch, nhưng thường xảy ra vào giữa tháng Tư. Lễ hội truyền thống Songkran với mục đích sum họp gia đình của bạn và thể hiện sự tôn trọng người lớn tuổi bằng cách vẩy một ít nước thơm lên tay.

Tuy nhiên, Songkran đã thay đổi qua nhiều năm và gần như đã trở thành “cuộc chiến nước” với quy mô cộng đồng diễn ra trong 3 ngày. Trong những ngày này, gần như không thể đi bộ xuống phố mà không bị tạt nước. Chủ nhà sẽ ngồi bên ngoài nhà của họ với các thùng nước đá khổng lồ sẵn sàng để hất chúng vào bất cứ ai đi ngang qua, trong khi những người khác sẽ đi bộ hoặc di chuyển theo nhóm trên các chiếc tuk tuk trên đường phố. Songkran là lễ hội truyền thống được quan tâm nhiều nhất trên thế giới, một lượng lớn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới sẽ đổ về Thái Lan vào ngày lễ kỉ niệm này.

6. KRAMPUSNACHT

Trong văn hóa dân gian, Krampus là một nhân vật có sừng, được mô tả với hình dạng nửa dê, nửa quỷ. Trong mùa Giáng sinh, trái ngược với Saint Nicholas – người đi phân phát quà tặng cho trẻ em, thì Krampus sẽ đi tìm và trừng phạt những đứa trẻ nghịch ngợm. Krampus là một trong những người bạn đồng hành của Thánh Nicholas.

Vào ngày 5 tháng 12 tại Munchen (Đức), hoặc đêm trước ngày lễ Thánh Saint Nicholas – ngày bắt đầu mùa giáng sinh là thời gian tổ chức event Krampusnacht, những người đàn ông sẽ ăn mặc như Krampus với mặt nạ bằng gỗ chạm khắc, sừng khổng lồ, và mái tóc dài đáng sợ, cùng với lửa cho chuông như báo hiệu cho sự xuất hiện của họ. Krampusnacht được xem là lễ hội truyền thống có tình chất rùng rợn nhất trên thế giới.

7. SKY LANTERN

Theo những người lớn tuổi ở Pingxi, lễ hội truyền thống Sky Lantern có nguồn gốc hơn hai nghìn năm trước từ thời nhà Minh. Vào thời điểm đó, các làng vùng cách xa kinh đô, nơi không được sự bảo vệ của quân lính, thường xuyên phải chịu các cuộc tấn công từ sơn tặc, buộc cư dân phải tìm nơi trú ẩn trên núi cao. Những người canh gác làng sử dụng đèn lồng làm tín hiệu để thông báo cho người dân rằng ngôi làng của họ đã được an toàn, cho họ biết đã đến lúc về nhà. Một số quan niệm khác về nguồn gốc của Sky Lantern bắt đầu từ phát mình của Gia Cát Lượng – nhà quân sự, chính trị gia bậc nhất thời Tam Quốc.

Sky Lantern là lễ hội chào đón năm mới ở Đài Loan, vào ngày này trẻ em sẽ ra đường với lồng đèn trên tay như soi đường và đem lại sự may mắn cho chúng. Ngoài hoạt động chính thả đèn lồng bay lên trời như ước nguyện mọi điều tốt lành vào năm mới, người dân nơi đây còn thả hoa đăng trên các con sông, kết hợp với múa hát tạo nên các con phố đầy náo nhiệt.

8. KING’S DAY

Ban đầu King’s Day có tên gọi là Queen’s Day, lễ kỉ niệm hoàng gia đầu tiên được tổ chức vào ngày 31 tháng 8 năm 1885 để tôn vinh sự ra đời của Nữ hoàng Wilhelmina. Sau khi Juliana (con gái của Wilhelmina) kế vị ngai vàng (năm 1949), ngày kỉ niệm này được đổi sang ngày 30 tháng 4 theo ngày sinh của nữ hoàng Juliana. Mãi cho đến năm 2014, lễ kỉ niệm hoàng gia chính thức đổi tên thành King’s Day, và được đổi sang ngày 27 tháng 4 – ngày sinh nhật của vua Willem-Alexander (ngày lễ sẽ được tổ chức vào ngày 26 nếu ngày 27 tháng 4 là ngày chủ nhật).

Vào ngày này, một thị trường mua bán lớn chưa từng có tên thế giới sẽ được tổ chức, nơi mà mọi người có thể tự do mặc cả với đủ loại các mặt hàng. Kèm theo đó là các sự kiện vui chơi giải trí trên toàn thành phố, hầu như mọi người đều được thưởng thức chúng miễn phí. Điều đặc biệt nhất mang lại nét đặc trưng riêng cho Vương quốc Hà Lan là sự kiện nhuộm cam trên toàn đất nước, mọi người sử dụng những trang phục màu cam khi ra đường như một niềm tự hào, và hy vọng có được nhiều may mắn.