Để hiểu rõ hơn về khái niệm team leader là gì? Chúng tôi đã chia thành sáu phần như sau:
1. Vai trò cơ bản của team leader
Team leader là gì? Một điểm khởi đầu tốt cho leader là tìm hiểu về các kỹ năng quản lý nhóm cơ bản. Sự hiểu biết về vấn đề này sẽ giúp bạn tận dụng tối đa những điểm mạnh của mình và khắc phục những điểm yếu.
Có thể rất khó khăn để bắt đầu cuộc hành trình quản lý nhóm. Có thể sẽ có những câu hỏi cho chính bản thân bạn như: "Tôi có thể học cách khuyến khích mọi người và tôn trọng họ?" "Tôi sẽ tìm thời gian để hoàn thành công việc của mình trong khi quản lý người khác như thế nào?" hay "Liệu tôi có thể dẫn dắt những người đã từng là bạn của tôi?" Đây chỉ là một số vấn đề nhỏ mà bạn có thể khám phá trong bài viết này.
Dù bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm trong việc quản lý con người, điều quan trọng là khả năng xây dựng mối quan hệ tích cực với các thành viên, cũng như giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Bạn cần tạo ấn tượng tốt và giành được sự tin tưởng của các thành viên trong lần gặp đầu tiên, bằng cách giữ nhịp không khí, và cách lắng nghe, học hỏi một chút kinh nghiệm về họ trước.
Là người quản lý, bạn cần biết cách để đối phó với nhiều tình huống và ứng xử hợp tình hợp lý với mọi người mỗi ngày. Công việc của bạn không phải lúc nào cũng như con thuyền trôi sông một cách êm ả. Bạn cần phải học cách xác định và sử dụng các nguồn tai nguyên tiềm ẩn trong nhóm của bạn. Bên cạnh đó, tìm hiểu cách làm thế nào để xoa dịu những tình huống căng thẳng, kéo không khí nhóm trở lại hài hòa, yên bình.
2. Tuyển dụng và đánh giá có hiệu quả
Vai trò của team leader là gì? Người ta nói rằng phần quan trọng nhất của việc đạo diễn một bộ phim là chọn đúng diễn viên. Nếu các diễn viên phù hợp với vai diễn của mình, họ sẽ làm việc một cách đầy hào hứng, và không cần quá nhiều tài nguyên để hướng dẫn cho họ về cách thức nhập vai. Việc tuyển dụng chính là một phần quan trọng tương tự như vậy trong việc quản lý nhóm.
Đối với các công ty tổ chức team building, việc đầu tư vào một tài năng mới sẽ là một quá trình tốn kém và cần nhiều thời gian, đây không phải là một quyết định được xem nhẹ. Bạn có thể xem xét việc tuyển dụng từ bên trong tổ chức của bạn, từ những người mà bạn biết về họ. Bạn sẽ dễ dàng có được các ý tưởng tốt phù hợp với các kỹ năng và tài năng của một người mà bạn đã biết, thay vì mất thời gian đi tìm hiểu. Nhưng đừng quá đề cao tình cảm cá nhân, phân biệt rõ ràng giữa tình cảm cá nhân và mục đích công việc, điều cần có của một thành viên mới là vai trò, và tác dụng của họ đối với nhóm.
Cuộc phỏng vấn việc làm vẫn là cách tốt nhất để tìm hiểu ứng viên và đánh giá sự phù hợp của họ. Vì vậy, tốt hơn là bạn nên nâng cao kỹ năng phỏng vấn, kết hợp các kỹ thuật phỏng vấn truyền thống với phỏng vấn dựa trên năng lực và kiểm tra năng lực.
Điều quan trọng của việc tuyển thành viên mới không chỉ yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, mà còn ở khả năng làm việc nhóm.
Mỗi người khi tìm kiếm công việc đều tự hỏi “điều bản thân họ mong muốn có phù hợp với tính chất của nhóm hay môi trường mà nhóm đang hoạt động hay không?”. Vì vậy, hãy chia sẻ một ít thông tin về lợi ích khi khi họ tham gia nhóm, điều này sẽ giúp bạn tìm được những người có tâm huyết hơn.
3. Hiểu biết về nhóm
Nhóm làm việc hiệu quả sẽ bao gồm những người có những kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm cuộc sống khác nhau, vì vậy các cá nhân trong nhóm của bạn có thể sẽ nhìn thế giới theo những cách rất khác nhau. Phương pháp quản lý theo MBWA đã được thử nghiệm và đánh giá đáng tin cậy, là một cách hữu ích để tìm ra cách mà thành viên trong nhóm của bạn hành động và giả quyết vấn đề theo cá nhân riêng lẻ hoặc cùng nhau thực hiện.
Hiệu quả làm việc của nhóm sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ hiểu biết về nhau giữa các thành viên. Một nhóm thường tiến bộ qua nhiều giai đoạn khi mọi người trở nên quen thuộc và cùng nhau giải quyết các vấn đề mới.
Nếu bạn nhận thấy trong nhóm có người có tài năng đặc biệt, hãy sử dụng tài nguyên của họ, phát triển và giữ họ lại cho nhóm của bạn. Bên cạnh đó, sẽ có người sẵn sàng làm việc lâu dài hơn, có ảnh hưởng tích cực hơn đến năng suất và hiệu suất nhóm, nếu bạn đặt họ ở đúng vị trí. Bạn có thể làm bài kiểm để đánh giá mức độ hài lòng của các thành viên trong nhóm của bạn, để cân nhắc, xem xét vị trí làm việc và chế độ ưu đãi hiện tại.
Hiểu được điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên là rất quan trọng trong việc hòa hợp với nhau và tối đa hóa sự đóng góp cho nhóm.
Theo dõi phần 2 tại đây.
1 comment
ปั้มไลค์ 14/07/2020
Like!! Really appreciate you sharing this blog post.Really thank you! Keep writing.