4. Động lực – hiệu quả của nhóm
Để cải thiện hiệu quả làm việc của nhóm, điều quan trọng là việc giúp các thành viên luôn có động lực làm việc mạnh mẽ. Vì vậy, sẽ là cần thiết cho việc theo dõi về nhiều khía cạnh nhu cầu của từng thành viên, và cân nhắc đáp ứng điều đó.
Không chỉ vậy, bạn cần thực hiện chuyển đổi các mục tiêu từ ý tưởng thành các mục tiêu cụ thể, giúp mọi người đi theo đúng định hướng của nhóm, tránh trạng thái mơ hồ, làm việc không hiệu quả.
Một nhóm năng động thường sẽ là một nhóm hoạt động có hiệu quả. Cố gắng giữ lửa cho nhóm trong mọi tình huống. Một phần quà đúng thời điểm hay các buổi hoạt động team building có thể tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của cả nhóm.
5. Rèn luyện và phát triển kỹ năng thành viên
Các thành viên trong nhóm bạn bạn sẽ cảm thấy hài lòng hơn trong công việc nếu họ biết rằng họ đang phát triển trong vai trò phụ hợp với họ. Để hiểu và phát triển nhóm bạn cần hiểu được nhu cầu phát triển của mỗi cá nhân, đây là một phần quan trọng của việc trở thành một người quản lý tốt.
Bạn có thể cải thiện hiệu suất làm việc của các thành viên thông qua việc huấn luyện, phân công và quản lý tài năng. Một điểm khởi đầu tốt cho điều này là công việc đánh giá đúng ưu và nhược điểm của từng người.
Rèn luyện kỹ năng cho từng thành viên giúp họ thích ứng nhanh với những thay đổi về môi trường hoạt động, và phát triển sự tự nhận thức cá nhân. Nhưng hãy nhớ rằng phải mất rất nhiều thời gian và công sức, vì vậy bạn nên cân nhắc để cân bằng việc rèn luyện thành viên với các công việc khác của nhóm.
6. Xử lý tình huống
Bạn đang phấn đấu để tạo ra một đội ngũ phát triển mạnh thể hiện sự cộng tác tích cực, có tinh thần cao và mang lại kết quả thành công. Tuy nhiên, thực tế sẽ khó khăn trên con đường bạn chọn.
Trở thành một người quản lý có thể rất vui và thú vị khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp. Nhưng sức mạnh của một người quản lý thực thụ bộc phát khi xử lý các tình huống khó khăn.
Những thách thức bạn phải đối mặt có thể đến từ bên trong nhóm hoặc từ các nhân tố bên ngoài. Điều mà bạn cần nhất trong lúc này là sự tự tin trong việc giải quyết mâu thuẫn, và biết cách xác định, cáh đối phó với các hành vi tiêu cực.
Những buổi hoạt động team building có thể giúp bạn trải nghiệm một số thử thách mới trong quá trình tương tác giữa các thành viên.
Xem lại phần 1 tại đây.
Chúc bạn thành công với các quyết định hành động của nhóm!